Mắt cá chân tập trung nhiều khớp nhỏ với các gân chạy từ chân đến bàn chân. Chỉ cần có một vài tác động nhỏ cũng có thể khiến đau mắt cá chân. Phần lớn người bệnh thường lơ là đến khi sưng mắt cá chân mới tìm đến các phương pháp chữa trị. Việc chậm trễ trong phát hiện cũng như điều trị sai cách khiến mắt cá chân trở nên trầm trọng. Cùng tìm hiểu cách sơ cứu ở chinhhinh.vn nhé.

Danh mục bài viết
Đau mắt cá chân là bệnh gì?
Đau mắt cá chân là cảm giác khó chịu, đau nhức xuất hiện ở vùng khớp cổ chân. Cơn đau này có thể gây ra bởi chấn thương như bong gân, hoặc do viêm gân. Tình trạng sưng đau chân có thể do bất kỳ nguyên do nào gây ra, và ở bất kỳ độ tuổi nào.
Nguyên nhân gây đau mắt cá
Một số nguyên nhân dẫn đến việc sưng đau mắt cá chân có thể liệt kê như:
Bong gân: Là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau, chiếm 85% trong số các chấn thương chân. Bong gân xảy ra khi dây chằng (phần mô nối với xương) bị rách hoặc căng quá mức. Hầu hết các chứng bong gân mắt cá là bong gân mặt bên, xảy ra khi bàn chân bị vặn về 1 bên.
Phần mắt cá ngoài xoay về phía tiếp đất, khiến dây chằng bị kéo căng và rách. Đa số các trường hợp bong gân rất dễ chữa, và thường hồi phục rất nhanh chóng. Tuy nhiên, sau khi lành, mắt cá chân sẽ trở nên yếu hơn và các cơn đau rất dễ tái phát trở lại.
Nhận biết triệu chứng đau ở phần mắt cá chân
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh đau chân mà cơn đau sẽ kèm theo các triệu chứng khác nhau:
Bong gân: Ở khớp mắt cá chân, xuất hiện tình trạng sưng, bầm tím, khớp yếu.
Viêm khớp cổ chân: Đau ở khớp xương và các khu vực xung quanh, các cử động khớp chân bị hạn chế…
Gout: Đặc trưng với các cơn đau buốt dữ dội, kèm theo triệu chứng bị sưng tấy, nóng đỏ…

Cách sơ cấp cứu khi bị đau ở vùng chân
R-I-C-E là phương pháp sơ cấp cứu khi đau mắt cá chân trong các chấn thương trong thể thao. Thực hiện đúng phương pháp này sẽ giúp vết thương mau lành, giảm đau hiệu quả.
Rest (nghỉ ngơi): Nằm nghỉ, hạn chế cử động cổ chân để tránh gây ra thêm các tổn thương cho cơ, dây chằng.
Ice (chườm đá): Chườm lạnh vùng cổ chân bằng túi nilon đựng đá. Trước khi đặt túi đá này lên vùng bong gân, bạn nên phủ một lớp khăn mỏng nhằm tránh bỏng lạnh da. Bạn chỉ nên chườm đá trong khoảng thời gian 15-20 phút, chườm đá trong thời gian dài khiến da bị tổn thương. Tránh chườm nóng hay sử dụng bất kì loại dầu, rượu, thuốc nào… để xoa bóp. Thao tác này có thể khiến vùng dây chằng bị tổn thương chảy máu nặng hơn.
Compression (băng ép): Dùng băng thun băng ép vừa phải từ bàn chân lên đến gối theo kiểu lợp ngói, lớp sau chồng lên 2/3 lớp băng trước để giảm sưng do ứ trệ máu tĩnh mạch.
Elevation (nâng cao): Nằm kê chân cao để máu tĩnh mạch lưu thông dễ dàng hơn. Bạn chỉ nên kê cao từ 10-20cm, không nên kê cao quá sẽ khiến chân bạn bị tê do giảm lượng máu động mạch xuống bàn chân. Bạn cũng có thể nằm gác chân lên gối ôm khoảng 10cm.

Cách phòng ngừa khi bị chấn thương ở chân
- Chọn giày vừa chân, hạn chế mang giày cao gót.
- Khởi động với các động tác kéo giãn cổ chân và mắt cá trước khi luyện tập.
- Mang các phụ kiện bảo vệ mắt cá chân như băng dán cơ RockTape.
- Giảm cân nếu bạn bị béo phì nhằm giảm áp lực lên mắt cá chân.